Bữa ăn của bé kéo dài cả tiếng đồng hồ, cả nhà phải làm đủ mọi trò để dụ bé ăn nhưng cứ nhìn thấy đồ ăn là bé quay mặt đi hoặc ngậm thức ăn trong miệng rất lâu. Đây không chỉ là tình cảnh riêng của gia đình nào mà gần như là tình trạng chung của nhiều bố mẹ có con biếng ăn chậm tăng cân. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Con muốn thực đơn khác Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) hay ăn cơm quá sớm (khi trẻ chưa đủ răng để nhai cơm); 2 – 3 tuổi vẫn ăn thức ăn xay nhuyễn cũng khiến trẻ biếng ăn. Hay ngày nào cũng chỉ cho bé ăn những món quen thuộc sẽ gây cảm giác chán ngán cho trẻ. Nhiều mẹ chỉ cho con ăn bột, cháo nấu với nước rau, nước thịt, nước hầm xương mà không cho ăn phần cái, lâu ngày khiến bé thiếu chất dinh dưỡng. Để giải quyết tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân, mẹ cần xây dựng thực đơn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Mẹ cũng nên thường xuyên đổi món cho bé để tạo cảm giác mới lạ, kích thích bé ăn ngon miệng. Đặc biệt, bữa ăn hàng ngày của bé phải đủ chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ngày nào mẹ cũng cho bé ăn món quen thuộc, bữa ăn thiếu dinh dưỡng khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân Mẹ đừng ép con ăn Nhiều cha mẹ hay ép buộc con ăn, thậm chí là đe dọa, quát mắng và tìm đủ mọi cách hòng ép con ăn như đè bé ra đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt. Cách làm này khiến bé sợ hãi, dần hình thành suy nghĩ “bữa ăn khủng khiếp”, trở nên sợ ăn, biếng ăn. Nhiều mẹ còn pha thuốc vào sữa, vào cháo để dụ bé uống thuốc nên lần sau bé từ chối ăn vì sợ ăn phải thuốc đắng. Phụ huynh nên tạo không khí thoải mái cho bữa ăn của trẻ; hãy mua bát đĩa, chiếc thìa xinh xắn và để bé tự xúc ăn, khiến bé thấy mình được chủ động trong việc ăn uống và có hứng thú ăn hơn. Khi bé không muốn ăn nữa, bố mẹ đừng ép trẻ ăn thêm hay phải ăn hết suất, hãy tôn trọng quyết định của bé. Con cần thói quen ăn uống khoa học Con thích ăn đồ ăn vặt, uống sữa, nước trái cây là bố mẹ cho con ăn, kể cả trước bữa ăn. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Bé đã ăn đồ ăn vặt cả ngày nên đến bữa chính không thấy đói và chẳng muốn ăn uống. Thêm nữa, đồ ăn vặt không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé nên dù bé cả ngày thấy no bụng nhưng vẫn không tăng cân. Bạn không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt, uống nhiều sữa, nước trước giờ ăn chính để bé cảm giác đói, thấy thèm đồ ăn và ăn được nhiều hơn. Thêm vào đó, nên cho bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày. Vận động nhiều giúp bé ăn ngủ tốt và sẽ tăng cân đều đều. Mỗi bữa ăn chỉ từ 25 – 35 phút Bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ nhưng bé vẫn không ăn hết suất. Hôm nào cũng phải cho bé đi ăn rong; phải bật ti vi cho bé xem quảng cáo, hoạt hình; rồi người lớn phải làm đủ mọi trò thì bé mới chịu ăn. Chính cách làm này của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân vì bé không tập trung ăn uống, không cảm nhận được mùi vị thức ăn và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn chỉ nên từ 25 – 35 phút là hợp lý. Bữa ăn kéo dài sẽ khiến thức ăn không còn nóng, không đảm bảo dinh dưỡng và ảnh hưởng đến bữa ăn kế tiếp. Trong bữa ăn, hãy tắt ti vi, iPad, máy tính, không để đồ chơi trước mặt trẻ. Bằng cách này sẽ khiến bé tập trung vào việc ăn hơn là chơi, cảm nhận được mùi vị thức ăn và ăn uống ngon miệng hơn. Bữa ăn chỉ nên từ 25 – 35 phút để trẻ tập trung vào việc ăn uống Con gặp vấn đề về bệnh lý Trẻ biếng ăn chậm tăng cân còn do trẻ gặp phải một số bệnh lý như suy dinh dưỡng; nhiễm virut, vi khuẩn (viêm mũi, viêm họng, viêm amidan…); bệnh về răng miệng (viêm nướu, sâu răng); nhiễm ký sinh trùng (giun, sán), loạn khuẩn đường ruột. Thêm vào đó, khi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng khiến trẻ biếng ăn tạm thời. Cha mẹ cần điều trị bệnh cho trẻ, cơ thể khỏe mạnh thì trẻ mới ăn ngon miệng và tăng cân nhanh. Cần giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ, xổ giun định kỳ 6 tháng/lần để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm giun sán. Nếu bé bị loạn khuẩn đường ruột cần điều trị rối loạn tiêu hóa để cân bằng lại hệ sinh đường ruột, hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bé ăn ngon miệng trở lại. Con cần bổ sung vi chất dinh dưỡng Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, trong đó có kẽm và selen là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Bởi thiếu kẽm, selen làm trẻ bị rối loạn vị giác gây chán ăn, biếng ăn. Bạn có thể bổ sung kẽm, selen cho trẻ từ các thực phẩm như tôm, cua, thịt bò, thịt lợn, sò huyết, rau màu xanh đậm, các loại đậu… Tuy vậy, selen và kẽm dễ bị thất thoát trong quá trình chế biến. Và ở trẻ biếng ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém hơn trẻ bình thường nên cần bổ sung vi chất dinh dưỡng từ nguồn khác như cốm vi sinh.