Khi mua bán bất động sản, khách hàng cần yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ để chứng minh pháp lý của bất động sản giao dịch Các giấy tờ pháp lý đó là gì và các bước thực hiện giao dịch bất động sản ra sao sẽ được nêu cụ thể dưới đây: 1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC MUA BÁN BẤT DỘNG SẢN Người mua cần yêu cầu bên bán có đủ các giấy tờ đẻ chứng minh tính pháp lý của bất động sản giao dịch Có giấy chứng nhận quyển sở hữu đối với nhà ở, quyền sử dụng đất ( sổ đổ ) theo quy định của pháp luật Không bị kê biên để thi hành án hoặc đẻ chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Không có tranh chấp về quyền sở hữu Đất còn trong thời hạn sử dụng 2. KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA BẤT ĐỘNG SẢN TRƯỚC KHI GIAO DỊCH Kiểm tra về tình trạng của bất động sản hoặc sổ đỏ/sổ hồng; quy hoạch với cán bộ địa chính xã/phường hoặc UBND xã/phường nơi có bất động sản Kiểm tra về sổ đổ/sổ hồng; quy hoạch với cán bộ phòng tài nguyên môi trường của quận/ huyện nơi có bất động sản 3. 3 BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN Chốt giao dịch và đặt cọc Hai bên chốt việc mua bán và tùy vào thương lượng của hai bên để đưa ra mức đặt cọ phù hợp; thường không quá 10% giá trị bất động sản đó Ký kết hợp đồng mua bán và công chứng Đối với mua nhà ở/căn hộ mà hình thành trong tương lai từ các chủ đầu tư thì người mua sẽ ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư và sẽ thanh toán theo tiến độ do chủ đầu tư đưa ra. Các khoản thuế đã được tính trong tổng giá bán. Sổ đổ ( sổ hồng ) sẽ được cấp sau khi căn nhà được hoàn thiện Đối với việc mua bán nhà đất; nhà riêng giữa 2 cá nhan thì sau khi đặt cọc khoảng 1 tuần hoặc tùy thương lượng 2 bên sẽ ký hợp đồng mua bán và công chứng tại phòng công chứng và bên mua sẽ trả 100% giá trị của bất động sản cho bên bán sau khi trừ đi tiền cọc hoặc có thể thanh toán tùy theo thương lượng giữa hai bên Thuế và phí Thông thường, người mua sẽ đống thuế trước bạ là 0.5% giá trị bất động sản Người bán sẽ đống thuế thu nhập cá nhân là 2%, trong trường hợp bất động sản là duy nhất thì được miễn khoản thuế này Một số loại phí khác như phí công chứng, phí thẩm định giá, phí địa chính (nếu có) 4. HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN 7 điểm không thể bò qua trong hợp đồng mua bán để tránh mọi tranh chấp/kiện tụng và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch bất động sản GIÁ MUA Cần ghi rõ giá mua theo đúng thỏa thuận DIỆN TÍCH MUA Ghi rõ diện tích mua vì đôi khi diện tích xây dựng trên thực tế có thể bao gồm cả diện tịch không được cấp phép TIỀN CỌC Ghi chính xác số tiền cọc đã đặt cọc cho bất động sản XÂY DỰNG Nếu là nhà ở hình thành trong tương lai và nhà ở trong các dự án; thì cần kiểm tra về quy định thời hạn xây dựng là bao lâu; có được tự xây không, chi phí xây dựng nếu có; và ghi rõ trong hợp đồng cũng như căn cứ để bạn tính toán ngân sách NGÀY BÀN GIAO NHÀ Cần ghi rõ ngày bàn giao nhà trên hợp đồng và các điều khoản tương ứng nếu chậm bàn giao phép PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN VÀ TIẾN ĐỘ THANH TOÁN Nên thanh toán qua ngân hàng, tìm hiểu và thương lượng về tiến độ thanh toán để phù hợp với tình hình tài chính của bạn Với bất cứ một giao dịch bất động sản nào; người mua nên có thói quen check list các thông tin pháp lý cần thiết trước – trong – khi bàn giao dự án. Đây cũng là cơ sở để tiến hành tra cứu. Với những khách hàng chưa có kinh nghiệm; có thể đến cơ quan nhà nước hoặc lên mạng kiểm tra thông tin. Một đầu mối thông tin khác là những người từng mua bất động sản trước đây; họ có thể cung cấp các kinh nghiệm thực tế nhất trong mua bán sản phẩm. Với những người có tài chính tốt hoặc mua bất động sản giá trị lớn; nên mời chuyên gia hoặc luật sư trước khi giao dịch để đảm bảo an toàn.